Yến Sào là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, ngày xưa yến sào chỉ được dùng cho vua chúa nên nó còn có tên gọi “món ăn vua chúa”, đứng đầu trong tất cả các loại sơn hào hải vị.
Yến Sào tự nhiên được tìm thấy nhiều nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ như Quy Nhơn - Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa…Theo các tiến sĩ sinh học nhận định: Sau các lần đến Quy Nhơn - Bình Định khảo sát chim yến, đây là loại yến hàng Amechanus có sải cánh trung bình 114mm, trọng lượng khoảng 12,6g, mỗi năm làm tổ 2 lần, khoảng giữa tháng Chạp đến Tết Đoan Ngọ. Thực tế ghi nhận, tổ yến ở Quy Nhơn - Bình Định rất dày, sạch, 1kg có khoảng 70-80 tổ. Với nguồn thức ăn dồi dào, các bán đảo và cù lao xanh tươi, trù phú, nên nguồn thức ăn cho chim Yến rất phong phú và không bị ô nhiễm môi trường.
Có thể nói Yến Sào sử dụng được cho tất cả mọi người: nam, phụ, lão, ấu….Đây là món ăn được coi là cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Nam Á, như: Hồng Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam….
Thành phần dinh dưỡng
Dựa theo kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của Yến Sào, yến sào có thành phần rất giàu chất đạm và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, nên có thể dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe rất tốt, đặc biệt ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng. Ngoài ra, yến sào có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa.
Ngoài ra, theo Đông Y, yến sào vị ngọt, tính bình, vào kinh phế, vị, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn.Vì vậy, yến sào thường được dùng để hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp, bổ phổi, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng.
Tác dụng của các thành phần
Thành phần chính của yến sào là protein, nên đây là loại thực phẩm có năng lượng cao, dễ hấp thụ cho cơ thể. Nhưng đồng thời lại không chứa Lipide nên không gây lo lắng về việc tăng cân.
Bên cạnh đó, trong yến sào còn có các axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được như:
Tên axit amin | Tác dụng |
Glycine | * Glycine: là một chất phong phú nhất trong những chất dẫn truyền thần kinh, nó có mặt trong hệ thần kinh trung ương, tủy sống, thân não, có tính chống viêm, bảo vệ tế bào và điều biến miễn dịch. * Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy kết quả rất ấn tượng khi dùng glycine ở liều cao để chống ung thư trên các test trên động vật. Bổ sung glycine cho thấy có thể ngăn ngừa 23% sự tạo các u gan loại nhỏ và ức chế đến 80% với u loại lớn. * Ngoài ra, glycine còn có mặt trong thành phần collagen, giúp phục hồi cơ, da. |
Alanine | Cung cấp năng lượng cho cơ bắp bị thiếu hụt khi cơ thể chưa bù đắp kịp. |
Serine | Giúp tái tạo năng lượng cho tết bào, giúp ích cho hệ thần kinh và cải thiện trí nhớ, giúp tăng khả năng miễn dịch. |
Proline | Có ích cho tim và các mô liên kết, tạo nhiều năng lượng cho cơ bắp hơn. |
Valine | Rất cần thiết cho việc chữa lành tế bào và hình thành tế bào mới, điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích hệ thần kinh trung ương, có khả năng loại trừ độc hại dư thừa từ gan. Valine có thể điều trị bệnh gan và túi mật, có thể giúp điều trị bệnh não gan thậm chí đảo ngược, hoặc tổn thương não liên quan đến rượu. Valine là một acid amin thiết yếu, điều đó có nghĩa rằng nó không thể được sản xuất trong cơ thể và phải được thông qua các nguồn thực phẩm. Mặc dù hầu hết mọi người có đủ valin từ chế độ ăn uống của họ, đã được ghi nhận trường hợp thiếu valine. |
Threonine | Hỗ trợ hình thành collagen và elastin - hai chất liên kết tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất. |
Glutamic acid | Là một chất dẫn truyền thần kinh, nên ngăn ngừa và hỗ trợ được các bệnh mất ngủ, nhức đầu, ù tai, nặng đầu, chóng mặt….. trong các tình trạng suy sụp thần kinh, mệt mỏi, suy nhược thể lực và tinh thần do làm việc quá độ, thời kì dưỡng bệnh. |
Aspartic acid | Là một axit rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào. Axit aspartic giúp xây dựng hệ miễn dịch bằng cách sản sinh ra globutin miễn dịch và kháng thể. |
Ngoài ra, trong yến sào còn có nhiều axit amin và các nguyên tố vi lượng như: lysine, magie, sắt kẽm….cực kì thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, tổ yến không chứa chất béo, chứa chất Tryptophan có trong tổ yến giúp thai nhi phát triển và khỏe mạnh.
Cách dùng và liều lượng
Mỗi tai yến có khối lượng khoảng 10g, tương đương với 2 - 3 lần dùng cho 1 người lớn. Sản phẩm đã được làm sạch, nên khi sử dụng chỉ cần ngâm mềm và chưng cách thủy. Cho tai yến vào thố chưng, cho nước ngập qua phần yến. Ngâm mềm trong khoảng 30 phút, sau đó chưng cách thủy thêm 30 phút (có thể tăng thêm thời gian nếu muốn mềm hơn), thêm đường phèn theo ý thích.
Mỗi tuần dùng 3 lần cách ngày, có thể dùng vào buổi tối hoặc buổi sáng – nhưng tốt nhất là tối, trước khi đi ngủ. Nên sử dụng sản phẩm thường xuyên để đạt được kết quả mong muốn.
Những lưu ý khi sử dụng:
Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn. Việc dùng yến trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phần ăn trong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nó cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy.
Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Thông thường, phương pháp chế biến tổ yến chủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.
Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng không nên dùng Yến sào.